Mỏ kim cương Mir - một trong những mỏ kim cương lớn của thế giới
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021.
Kim cương là một loại khoáng vật tự nhiên quý hiếm và đắt đỏ. Người ta đã tìm thấy viên kim cương đầu tiên vào thế kỷ IV trước công nguyên.
Cho đến nay, hàng ngàn khu mỏ khai thác kim cương đã đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá về mỏ kim cương Mir, nơi cung cấp tới 1/4 trữ lượng kim cương toàn cầu.
Mỏ kim cương Mir đã được tìm thấy như thế nào?
Vào thời gian những năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện ra loại đá núi lửa Kimberlite ở phía Đông Siberia. Đây là một loại khoáng vật cho thấy dấu hiệu về sự xuất hiện của kim cương. Các đội địa chất bắt đầu công cuộc tìm kiếm mỏ kim cương tại những vùng đất hoang dã ở Siberia.
Vào năm 1950, các nhà khoa học phát hiện đá núi lửa Kimberlite
Nhiệt độ tại đây rất lạnh. Mọi thứ gần như đóng băng. Người ta đã phải dùng tới động cơ phản lực để khoan xuyên qua và tiếp cận lớp đất bên dưới. Nếu gặp những nơi có đất đá quá cứng, họ sẽ dùng tới thuốc nổ để phá hủy chúng. Mỏ kim cương được tìm thấy được đặt tên là Mir. Trong tiếng Nga, nó có nghĩa là hòa bình. Các nhà địa chất tìm ra mỏ Mir gồm Yuri Khabardin, Ekaterina Elagina và Viktor Avdeenko đã được trao giải thưởng quốc gia Lênin vào năm 1957.
Những điều bạn chưa biết về mỏ Mir
Mỏ kim cương Mir được biết đến như một mỏ kim cương lộ thiên nằm tại Mirny, Cộng hòa Sakha. Nó bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 1957. Đường kính của mỏ lên tới 1,2 km. Với chiều sâu 525m, Mir trở thành một trong những mỏ khai thác sâu nhất thế giới cùng với Big Hole.
Mỏ Mir với đường kính 1,2 km và chiều sâu 525m
Mỏ nằm tách biệt hoàn toàn so với thị trấn Mirny bên cạnh. Những chiếc máy bay trực thăng không thể bay qua được khu vực hoạt động của mỏ. Phần vì do nhiệt độ quá cao và các luồng gió với áp suất mạnh được tạo ra có thể khiến máy bay bị rơi xuống.
Tổng giá trị ước tính của khu mỏ lên tới khoảng 17 tỷ USD
Sản lượng khai thác trung bình mỗi năm của mỏ Mir là khoảng 2 tấn kim cương/năm. Nó đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu kim cương trên thế giới. Quyền khai thác mỏ kim cương Mir dần được chuyển giao cho các công ty tư nhân. Sau này năng suất của nó bị giảm xuống chỉ còn ước chừng 400kg kim cương/năm. Hoạt động tới năm 2004 thì Mir ngừng hoạt động. Nó được thay thế bằng một hệ thống đường hầm dùng để khai thác dưới lòng đất. Ước tính tổng giá trị của khu mỏ này đạt khoảng 17 tỷ USD.
Điểm đặc biệt của những viên kim cương được khai thác từ Mir
Theo chia sẻ từ các nhà buôn kim cương, những viên kim cương Mir hết sức kỳ lạ. Chúng có kích thước và hình dạng đồng nhất đến khó tin và còn được gọi là Silver Bears. Tuy nhiên điều ngạc nhiên là tại thời điểm đó, công nghệ sản xuất kim cương tại Liên Xô vẫn chưa đủ tiên tiến để sản xuất ra những viên kim cương như vậy. Vì thế cho đến nay, kim cương Silver Bears vẫn là một ẩn số thách thức trí tuệ của loài người.
Những viên kim cương khai thác ở mỏ có kích thước đồng đều nhau
Viên kim cương lớn nhất được tìm thấy ở mỏ nặng tới 342,5 carat có màu vàng tuyệt đẹp. Nó được đặt cái tên khá ấn tượng “Đại hội Đảng cộng sản Liên xô lần thứ 26”. Mặc dù hoạt động khai thác các mỏ lộ thiên đã tạm ngưng. Song, các hoạt động khai thác dưới lòng đất vẫn tiếp tục diễn ra. Tập đoàn quản lý Alrosa đang cân nhắc về việc cho khu mỏ hoạt động trở lại vì nhận thấy tiềm năng to lớn của nó.
Có thể nói, mỏ kim cương Mir là một biểu tượng lịch sử ý nghĩa đối với Liên Xô. Vì khu mỏ này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho chính quyền Xô viết trong công cuộc xây dựng đất nước sau thế chiến thế giới thứ II.
Theo Jemmia
Bài liên quan